Xem thêm

U nang bã đậu là bệnh gì? Lành tính hay ác tính? Các vị trí mọc ưa thích

U nang bã đậu (sebaceous cyst), còn được gọi là u bã đậu hoặc nang bã đậu; là một bệnh phổ biến và ảnh hưởng đến ít nhất 20% người trưởng thành. Mặc dù không...

U nang bã đậu (sebaceous cyst), còn được gọi là u bã đậu hoặc nang bã đậu; là một bệnh phổ biến và ảnh hưởng đến ít nhất 20% người trưởng thành. Mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh này gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy u bã đậu là bệnh gì? Lành tính hay ác tính? Các vị trí mọc ưa thích của bã đậu là những đâu? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

u nang bã đậu

U bã đậu là gì?

U bã đậu (hay u tuyến bã) là một nốt phồng phát triển chậm ở dưới da, có màng bao bọc. Trong bao là chất nhờn đặc mềm màu vàng hoặc vàng đục, có cặn như chất bã và bao có thể có lỗ thông ra ngoài da. U bã đậu thường lành tính, không đau, nhưng thỉnh thoảng có thể bị nhiễm trùng gây cảm giác khó chịu, tấy đỏ, đau nhức. (1)

U bã đậu có thể mọc ở mọi nơi trên cơ thể như đầu, cổ, tai, lưng, tay, chân. U bắt nguồn từ lớp ngoài cùng của da (lớp biểu bì), tuy được biết đến như nang biểu bì (epidermoid cyst), nhưng thường được gọi là nang bã hơn là nang thượng bì.

Sự hình thành u bã đậu (u tuyến bã)

Nguyên nhân hình thành u bã đậu?

Tuyến bã nhờn là cơ quan bên trong da, có nhiệm vụ sản xuất và bài tiết một chất như sáp hay dầu (chất bã). Chất này đi theo một đường ống đến nang lông, sau đó thoát ra ở lỗ chân lông giúp bôi trơn da. Khi đường ống bị tắc, chất bã không được bài tiết ra ngoài, tích tụ lại hình thành u bã đậu. (2)

Dấu hiệu nhận biết u bã đậu?

  • U bã đậu thường nổi lên trên bề mặt da, mềm mại, không đau. Có thể di chuyển khi ấn nắn.
  • U bã đậu thường xuất hiện ở da dầu hoặc vùng da tiết nhiều mồ hôi như lưng, nách, ngực, phía trước hoặc sau vành tai, mông...
  • U bã đậu có triệu chứng giống như mụn bọc, dễ nhầm với mụn, nhọt. Tuy nhiên, tự nặn u bã đậu tại nhà có thể gây tái phát.
  • U bã đậu lành tính không gây khó chịu nhưng nếu viêm nhiễm lâu ngày sẽ gây hoại tử, đau đớn và khó chịu. Đầu u màu xanh, khi bể sẽ có chất dịch màu vàng kèm mùi hôi chảy ra.
  • Một số trường hợp u bã đậu quá to có thể chèn vào các dây thần kinh khiến bệnh nhân khó chịu, đau nhức.

U bã đậu có nguy hiểm không?

  • Không! U bã đậu không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tự ý nặn u bã đậu có thể làm tái phát nhiều lần và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sau phẫu thuật u bã đậu, việc chăm sóc và vệ sinh không đảm bảo có thể gây viêm nhiễm. (3)
  • U có kích thước nhỏ thường không gây đau. Tuy nhiên, u to hoặc viêm nhiễm có thể gây hoại tử, vết loét, mưng mủ.
  • U bã đậu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ khi mọc ở cằm, mặt, phía trước hoặc sau tai.
  • Yếu tố tăng khả năng hình thành u bã đậu bao gồm không chỉ ống tuyến bã bị tắc mà còn do vệ sinh kém, vùng tiết nhiều mồ hôi, từng mắc bệnh về da,...

Chẩn đoán u bã đậu

Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị u bã đậu, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, u bã đậu được chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào dấu hiệu nhận biết, vị trí mọc để xác định có phải là u bã đậu hay không và từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. (4)

Trong trường hợp chưa chắc chắn, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm như siêu âm, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp cộng hưởng từ (MRI)... để xác định và chẩn đoán chính xác. U bã đậu không điển hình có thể là ung thư nếu có các dấu hiệu như: đường kính lớn hơn 5cm, tái phát nhanh sau khi đã loại bỏ, nhiễm trùng hoặc chảy mủ.

Bác sĩ thăm khám u bã đậu cho bệnh nhân

Phương pháp điều trị u bã đậu

U bã đậu là một loại u lành tính, không gây nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ. Phương pháp tốt nhất để loại bỏ u bã đậu là phẫu thuật, thường là phẫu thuật nhỏ (tiểu phẫu) thực hiện ngay tại chỗ mà không cần gây mê toàn thân.

Người bệnh nên điều trị khối u sớm, trước khi nhiễm trùng và kích thước nhỏ khoảng 1-2cm. Nếu điều trị chậm trễ, u bã đậu có thể nhiễm khuẩn, chảy mủ và viêm loét, trong trường hợp này, việc cắt bỏ u trở nên phức tạp, mất nhiều thời gian và có nguy cơ để lại sẹo xấu cao. Tuyệt đối không tự ý nặn, rạch để loại bỏ u bã đậu vì có thể gây viêm nhiễm, viêm loét.

Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ gây tê và sát trùng vị trí mọc u bã đậu, sau đó dùng lưỡi dao rạch một vết trên da để lấy toàn bộ nang bã.

Trong trường hợp u bã đậu đã viêm nhiễm, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chữa nhiễm trùng, kháng viêm và giảm đau. Nếu tình trạng viêm nhiễm đã ổn định, bác sĩ có thể xem xét tiểu phẫu bóc tách để loại bỏ lớp vỏ nang bao bọc và chất bã bên trong.

U bã đậu có thể tự hết nhưng hiếm. Để ngăn ngừa u bã đậu hình thành, cần chú ý một số biện pháp sau:

  • Giữ lỗ chân lông sạch, khô thoáng. Với da dầu, vệ sinh cần thường xuyên.
  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày để tránh tích tụ bã nhờn.

Trung tâm Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có các dịch vụ điều trị các bệnh về da. Với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và hiệu quả cho người bệnh.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia tại Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 - 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 - 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bác sĩ bằng cách truy cập đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu - Nam học BVĐK Tâm Anh.
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Thông tin hữu ích từ bài viết sẽ giúp hiểu thêm về khái niệm u bã đậu là gì, lành tính hay ác tính, và vị trí mọc ưa thích của u bã đậu. Điều này giúp người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời.

1