Xem thêm

Tiêu chuẩn, quy định thiết kế trường mầm non, mẫu giáo chuẩn

Thiết kế trường mầm non là gì? Thiết kế trường mầm non không chỉ đẹp mắt mà còn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ngôi trường đạt tiêu chuẩn cần mang đến không gian...

Thiết kế trường mầm non là gì?

Thiết kế trường học mầm non Thiết kế trường mầm non không chỉ đẹp mắt mà còn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ngôi trường đạt tiêu chuẩn cần mang đến không gian học tập và vui chơi tốt nhất cho bé. Cùng đơn vị quản lý tòa nhà Nhật Bản ASAHI JAPAN tìm hiểu về thiết kế và quản lý vận hành trường học qua bài viết dưới đây.

Những sai lầm hay mắc phải của chủ đầu tư khi mở trường mầm non

Bên cạnh chương trình học, cơ sở vật chất cũng là yếu tố mà phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn mắc phải một số sai lầm khi mở trường mầm non. Đó là:

  • Không chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, chỉ tập trung vào chương trình giảng dạy.
  • Chưa xây dựng kế hoạch quản lý vận hành trường học hợp lý.
  • Yếu tố trang trí không gian chưa bắt mắt, sáng tạo.

Các tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non phổ biến

Bất kể trường mầm non nào muốn hoạt động đều phải tuân theo tiêu chuẩn thiết kế mà nhà nước và bộ giáo dục đề ra. Theo đó, cần tuân theo tiêu chuẩn thiết kế cho từng khu vực và phòng riêng.

1. Tiêu chuẩn thiết kế phòng học

Phòng học là khu vực quan trọng nhất của trường mầm non, cần được đảm bảo sự thông thoáng, rộng rãi và tiện nghi nhất. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non

  • Diện tích phòng đạt chuẩn 1,5 - 1,8m2/bé
  • Diện tích phòng tối thiểu từ 24m2 đối với nhà trẻ và 36m2 đối với lớp mẫu giáo.
  • Kết nối với phòng nhận bé, nhà vệ sinh và khu vui chơi.
  • Không gian nhận đủ ánh sáng cho bé học tập và vui chơi.
  • Phòng học phải trang bị đầy đủ thiết bị học tập cần thiết.

2. Tiêu chuẩn phòng ngủ, phòng sinh hoạt

Phòng ngủ trong trường cần có diện tích 1,2 - 1,5m2/trẻ. Không gian phòng có diện tích tối thiểu là 18m2 với nhóm nhà trẻ và 30m2 đối với lớp mẫu giáo. Ngoài ra, cần đảm bảo các yếu tố: Thiết kế trường học mầm non

  • Không gian yên tĩnh để trẻ có giấc ngủ ngon.
  • Đầy đủ chăn, gối, giường nệm và an toàn cho trẻ.
  • Thiết kế phòng ngủ đảm bảo ấm áp về mùa đông và mát mẻ cho ngày hè nóng bức.

3. Tiêu chuẩn thiết kế sân chơi

Sân chơi cũng là khu vực quan trọng đối với mỗi trường mầm non bởi phương pháp giáo dục kết hợp học và chơi được áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Khi thiết kế sân chơi cho trẻ mầm non cần đảm bảo một số tiêu chí sau: Thiết kế trường mầm non đẹp

  • Được kết nối với phòng học.
  • Dễ quan sát, có rào chắn để kiểm soát học sinh.
  • Được bố trí đầy đủ các trò chơi, phù hợp với lứa tuổi mầm non.
  • Không gian vui chơi có nhiều dụng cụ giúp bé kích thích vận động, phát triển thể lực tốt nhất.
  • Chú ý về chất liệu đồ chơi.
  • Hạn chế những vật sắc nhọn, hồ nước gây ảnh hưởng đến quá trình vui chơi và vận động của bé.

4. Thiết kế nhà vệ sinh trong trường mầm non

Nhà vệ sinh trong trường mầm non cũng được coi là khu vực cần chú ý về thiết kế. Nhà vệ sinh phải đảm bảo được sự sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho trẻ một cách tối đa nhất. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất

  • Nhà vệ sinh cần xây theo mô hình khép kín, liền kề với lớp học và phòng ngủ để thuận tiện cho các bé sử dụng.
  • Diện tích phòng vệ sinh mầm non phải đảm bảo diện tích khoảng 12m2, bồn cầu cao khoảng 1,2m và có vách ngăn giữa các khu vực đi vệ sinh.
  • Trong nhà vệ sinh có ít nhất 2 bồn tiểu cho bé trai cùng 3 bệ xí cho bé gái.
  • Bồn rửa tay trong nhà vệ sinh trường mầm non cần 2 - 3 cái và độ cao ở mức vừa phải, phù hợp với chiều cao của các bé khi sử dụng.

5. Tiêu chuẩn thiết kế khuôn viên trường học

Thiết kế trường mầm non không thể thiếu khu vực khuôn viên. Đó là nơi tạo ra tính thẩm mỹ cho toàn ngôi trường. Đặc biệt giúp nhà trường gây ấn tượng tốt đẹp với phụ huynh học sinh. Thiết kế trường khuôn viên mầm non

  • Đảm bảo sự thoáng mát, có cây cối để môi trường trở nên trong lành. Ngoài ra, cần có tường bao quanh và hệ thống cổng chắn để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Khuôn viên trường cần có đủ các khu nhà, sân chơi và khu chờ đón trẻ.

6. Thiết kế nhà ăn, bếp mầm non

Khu vực bếp, nhà ăn là khu vực cần đảm bảo yếu tố vệ sinh, đây chính là khu vực quan trọng có ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh mầm non. Vì vậy, khi thiết kế cần tuân theo các tiêu chí sau: Thiết kế nhà ăn trường mầm non

  • Nhà bếp cần tách biệt với trường học, khu vui chơi hay nhà vệ sinh.
  • Nhà bếp cần có sự thông thoáng, khu vực nấu ăn và chia thức ăn được ngăn cách rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Vị trí phòng chia thức ăn nên gần với phòng ăn của trẻ.

7. Thiết kế khu vực văn phòng

Văn phòng là khu vực tiếp đón phụ huynh học sinh và là nơi giải quyết những vấn đề nội bộ trong quá trình hoạt động của trường. Vì vậy, thiết kế trường mầm non đạt chuẩn cần đảm bảo:

  • Khu vực làm việc của cán bộ, nhân viên bàn họp phù hợp với quy mô của trường.
  • Tối đa diện tích chỗ ngồi cho nhân sự thuộc các bộ phận vận hành.

Nguyên tắc khi thiết kế trường mầm non

1. Kiểu dáng trường học

Kiểu dáng trường mầm non

  • Kiểu dáng nội thất của trường mầm non nên lấy ý tưởng từ những loại hình học như tàu thủy, ô tô, bút chì... Những thứ quen thuộc với các bé sẽ khiến chúng cảm thấy gần gũi và kích thích sự khám phá.

2. Màu sắc trường học

Màu sắc trường mầm non

  • Nội thất trường mầm non được thiết kế có sự pha trộn đa dạng màu sắc để tăng tính thẩm mỹ và giúp trẻ nhận biết được thế giới màu sắc xung quanh.

3. Bố trí đồ dùng, dụng cụ

  • Đồ dùng, dụng cụ dành cho bé phải là những thứ an toàn, thiết kế ngộ nghĩnh, dễ thương. Sự đáng yêu từ các con vật sẽ mang đến không gian và nguồn cảm hứng cho trẻ học tập và vui chơi.
  • Thiết kế nội thất trường mầm non nên ưu tiên sử dụng chất liệu làm bằng gỗ, tránh các vật liệu sắc nhọn gây nguy hiểm. Bố trí vật dụng phải khoa học, thuận lợi cho các bé dễ sử dụng và tương tác với giáo viên.

Lưu ý khi tiến hành thiết kế mầm non

Mọi thứ bên trong trường mầm non đều có thể ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Do đó, cần thiết kế khoa học, thông minh để hình thành tư duy tốt nhất cho trẻ. Một ngôi trường đạt chuẩn khi thiết kế cần lưu ý một số điều sau:

1. Đáp ứng tiêu chuẩn kiến trúc

  • Khi thiết kế cần đảm bảo an toàn từ vật liệu, nội thất sử dụng trong thiết kế trường mầm non. Nội thất hạn chế góc nhọn, sử dụng thảm chống trơn trượt để trẻ luôn được học tập và vui chơi an toàn. An toàn
  • Ánh sáng phù hợp: tất cả các phòng chức năng trong trường mầm non đều cần có ánh sáng đầy đủ. Nếu có thể, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới mắt của trẻ.

2. Đáp ứng theo quy chuẩn giáo dục

Thiết kế mầm non ngoài mặt kiến trúc còn phải đảm bảo đúng quy chuẩn giao dục: Không gian phù hợp với độ tuổi

  • Diện tích đúng tiêu chuẩn đã được quy định đối với từng nhóm đối tượng.
  • Tuân thủ theo quy chuẩn đối với từng nhóm lớp học.
  • Không gian, nội thất phù hợp với độ tuổi và chương trình giáo dục phù hợp.
  • Thiết kế không gian có sự kết hợp giữa môi trường, học tập và vui chơi.
  • Phòng y tế phải có vị trí thuận lợi cho việc sơ cứu.
  • Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông gió, điều hòa không khí, hệ thống PCCC... đảm bảo được xây dựng đúng kỹ thuật.

3. Công tác quản lý vận hành trường học chất lượng

Trường học mầm non là nơi sinh hoạt hàng ngày của trẻ em. Do đó, chủ đầu tư nên thuê đơn vị quản lý vận hành trường học chuyên nghiệp để đảm bảo hoạt động của trường diễn ra thuận lợi.

Liên hệ với ASAHI JAPAN để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ quản lý vận hành trường học hiệu quả nhất. Asahi japan Dịch vụ quản lý tòa nhà mà ASAHI JAPAN quản lý vận hành chi tiết TẠI ĐÂY

Lời kết

Mong rằng qua bài viết về thiết kế trường mầm non cũng như các tiêu chí đạt chuẩn, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất đến quy trình vận hành trường học. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ quản lý trường học, hãy liên hệ với ASAHI JAPAN để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Có thể bạn quan tâm:

1