Xem thêm

Sâm đương quy: Khám phá tác dụng và cách dùng làm thuốc trị bệnh

Dân gian thường truyền tai nhau về sâm đương quy - sâm của phụ nữ với tác dụng bồi bổ khí huyết, điều trị các bệnh nội tiết đồng thời cũng rất tốt cho xương...

Dân gian thường truyền tai nhau về sâm đương quy - sâm của phụ nữ với tác dụng bồi bổ khí huyết, điều trị các bệnh nội tiết đồng thời cũng rất tốt cho xương khớp. Khi kết hợp với một số dược liệu khác, nó trở thành bài thuốc tăng cường sinh lý nam hiệu quả. Tìm hiểu chi tiết hơn về loại dược liệu này trong bài viết dưới đây.

Sâm đương quy Sâm đương quy là một loại thảo dược quý được ví như “nhân sâm cho phụ nữ” vì đem đến rất nhiều tác dụng tốt cho phía đẹp.

Sâm đương quy là gì?

  • Tên gọi khác: Nhân sâm dành cho phụ nữ, Tần Quy, Can Quy
  • Tên khoa học: Angelica sinensis
  • Tên tiếng Anh: Angelica, female ginseng
  • Thuộc họ Hoa tán Apiaceae

Mô tả về sâm đương quy

Đương quy là một loại cây thân thảo lớn, cao khoảng từ 40- 80cm, hoặc cao hơn tùy theo tuổi cây. Thân đương quy hình trụ, có màu nhạt và có rãnh dọc ở giữa cây. Lá đương quy mọc so le, có mình mác dài thuộc dạng lá kép xẻ 3 lần lông chim. Cuống lá dài ngắn ôm lấy thân, đôi khi không có cuống. Mép lá có răng cưa nhưng chia không đều.

Sâm đương quy Sâm đương quy là loại cây thân thảo lau năm, có hoa màu trắng và có quả

Thảo dược này có hoa tán kép màu trắng. Mỗi cụm thường có từ 10-30 hoa, nở rộ vào tháng 7, tháng 8. Quả đương quy kết trái sau mỗi mùa hoa, trái nhỏ, thường có màu tím.

Sâm đương quy là phần rễ củ của cây. Rễ củ thường khá to, có vỏ ngoài màu nâu vàng, chia thành nhiều nhánh với nhiều rễ con bám xung quanh. Phần thịt bên trong khá chắc dẻo, nhiều thịt, có màu trắng hồng và mùi thơm khá đặc trưng. Với những người trong nghề chỉ cần ngửi mùi này có thể phân biệt được sâm đương quy dễ dàng.

Do sâm có khá nhiều rễ nhánh nên bạn cần phân biệt một chút về các loại này:

  • Rễ chính là phần rễ chính lớn nhất, được gọi là Quy đầu thường có đường kính 1.5 - 4cm, đầu tù và tròn. Đây cũng là phần có giá trị dinh dưỡng rất cao.
  • Quy thân là rễ đã được cắt bỏ phần đầu và đuôi giúp bồi bổ khí huyết.
  • Các rễ phụ hay rễ nhánh được gọi là Quy vĩ, thường có đường kính 0.3 - 1cm thường có giá trị thấp hơn.

Xuất xứ và phân bố

Sâm Đương Quy xuất xứ từ Trung Quốc, chủ yếu là những vùng núi cao có khí hậu lạnh lẽo có thể cách mực nước biển từ 2000-3000m. Tại đây sâm phát triển cực tốt, củ to và rất nhiều dưỡng chất. Bên cạnh đó, các khu vực như Triều Tiên có khí hậu mát mẻ tương tự cũng trồng rất tốt loại dược liệu này.

Ở Việt Nam, sâm đương quy bắt đầu được du nhập và trồng từ những năm 1960 nhưng cây chưa thực sự phát triển mạnh. Thời điểm này mới chỉ có Sapa và một số khu vực xung quanh Hà Nội là đạt điều kiện khí hậu và môi trường để phát triển tốt nhất loại cây này.

Hiện nay, loại thảo dược sâm đương quy đã bắt đầu được trồng ở nhiều hơn nhưng chủ yếu vẫn là Tây Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình. Một số tỉnh ở khu vực Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đăk Lăk cũng đang canh tác khá tốt loại cây này.

1