Xem thêm

Tư duy thiết kế: Quy trình 5 bước giúp phát triển khả năng sáng tạo

Tư duy thiết kế không chỉ dành riêng cho các ngành học thiết kế, mà còn trở thành một phương pháp giảng dạy phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Vậy tư duy thiết kế là...

Tư duy thiết kế không chỉ dành riêng cho các ngành học thiết kế, mà còn trở thành một phương pháp giảng dạy phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Vậy tư duy thiết kế là gì và tại sao nó lại quan trọng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Tư duy thiết kế là gì?

Tư duy thiết kế (Design thinking) là quá trình nghiên cứu liên tục, thách thức giả định và xác định vấn đề nhằm tìm kiếm các giải pháp tối ưu hơn. Đây là một phương pháp giúp phát triển khả năng tư duy, tìm hiểu và phản xạ nhanh chóng. Học sinh sẽ tích lũy kiến thức và kỹ năng thông qua việc xác định vấn đề, làm việc nhóm, nghiên cứu và tìm ra cách tháo gỡ vấn đề hiệu quả.

Tư duy thiết kế Hình ảnh minh họa tư duy thiết kế

Lợi ích của tư duy thiết kế trong giáo dục hiện nay

Áp dụng phương pháp tư duy thiết kế trong giáo dục mang lại nhiều lợi ích đáng kể như sau:

Giúp học sinh tập trung vào các vấn đề cốt lõi

Học sinh được học tư duy thiết kế không chỉ tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới, mà còn tập trung vào việc thiết lập giá trị và giải quyết vấn đề hiệu quả. Nhờ đó, học sinh có thể nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều và xác định cốt lõi của nó.

Tận dụng và phát triển tối đa tư duy làm việc nhóm

Với tư duy thiết kế, học sinh được thực hiện nhiều hoạt động nhóm, làm việc tập thể. Điều này giúp thúc đẩy trí thông minh, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao khả năng chuyên môn của tập thể, mang đến nhiều giải pháp sáng tạo hơn.

Thúc đẩy tinh thần sáng tạo của người học

Trên hết, tư duy thiết kế không giới hạn con người trong quá trình tìm kiếm ý tưởng. Không có sự phán xét trong việc tìm kiếm giải pháp, điều này giúp học sinh trở nên tự tin và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, từ đó tìm ra giải pháp mang tính thực tiễn cao nhất.

Phương pháp tư duy thiết kế Phương pháp tư duy thiết kế mang lại nhiều giá trị cho học sinh

Ngoài ra, tư duy thiết kế còn mang đến nhiều lợi ích khác như phát huy tối đa khả năng quan sát, trí tưởng tượng và hình thành tư duy giải quyết vấn đề. Hơn nữa, nó còn khuyến khích thay đổi tư duy mới và giải quyết vấn đề sáng tạo, mang lại trải nghiệm thú vị và đáng nhớ cho người học.

5 bước của quy trình tư duy thiết kế

Có rất nhiều biến thể khác nhau khi áp dụng phương pháp tư duy thiết kế, nhưng nguyên tắc chung vẫn đảm bảo các bước quan trọng nhất. Dưới đây là mô hình 5 bước của quy trình tư duy thiết kế hiệu quả được áp dụng tại The Dewey Schools:

Bước 1: Thấu cảm (Empathize)

Ở bước này, học sinh tiếp cận với vấn đề cần giải quyết. Đây là bước quan trọng, giúp học sinh xóa bỏ các giả định chủ quan về vấn đề hiện tại. Học sinh cần đặt mình vào bối cảnh, đối diện trực tiếp với vấn đề, hoặc thực hiện các khảo sát nhỏ để có được hiểu biết, đồng cảm về vấn đề.

Bước 2: Xác định (Define)

Dựa trên thông tin thu thập được từ bước thấu cảm, học sinh phân tích quan sát của mình và xác định vấn đề cần giải quyết. Bước này tạo nền tảng để thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Lên ý tưởng (Ideate)

Sau khi xác định đầy đủ thông tin, học sinh bắt đầu xây dựng ý tưởng, suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho vấn đề. Đây là giai đoạn "động não" và học sinh được khuyến khích đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.

Bước 4: Thử nghiệm (Prototype)

Giai đoạn thử nghiệm giúp học sinh xác định giải pháp tốt nhất cho vấn đề. Học sinh lựa chọn ý tưởng phù hợp và tạo ra các mô hình thử nghiệm để đưa ra giải pháp tối ưu.

Bước 5: Kiểm tra (Test)

Cuối cùng, học sinh kiểm tra và nhận phản hồi về giải pháp mà họ đưa ra. Ý tưởng được đánh giá dựa trên tiêu chí cụ thể để biết xem liệu nó có hiệu quả hay cần được cải tiến.

Quy trình tư duy thiết kế tại Dewey Schools Quy trình tư duy thiết kế tại Dewey Schools

Việc lặp đi lặp lại 5 bước trên trong quá trình học tập giúp học sinh liên tục tư duy, tiếp thu kiến thức thông qua trải nghiệm của bản thân.

Đặc điểm của học sinh khi tiếp cận tư duy thiết kế

Học sinh khi tiếp cận phương pháp tư duy thiết kế sẽ phát triển một số năng lực và kỹ năng mềm sau:

  • Khả năng hình dung, liên tưởng vấn đề và trình bày ý tưởng một cách trực quan, ngắn gọn, dễ hiểu.
  • Khuynh hướng đa chức năng: Học sinh có thể tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề.
  • Khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt: Học sinh diễn đạt ý tưởng và giải pháp sáng tạo của mình một cách dễ hiểu.
  • Tinh thần tập thể, trách nhiệm xã hội cao: Học sinh có khả năng giao tiếp, làm việc hiệu quả với bất kỳ ai trong đa dạng lĩnh vực.
  • Không giới hạn bản thân: Học sinh luôn tin rằng còn nhiều hướng giải quyết tốt hơn chưa được khám phá. Họ luôn nỗ lực vượt qua giới hạn của bản thân để tìm ra cách tốt nhất.

Những kỹ năng mà học sinh đạt được khi áp dụng phương pháp tư duy thiết kế Những kỹ năng mà học sinh đạt được khi áp dụng phương pháp tư duy thiết kế

Tư duy thiết kế là một phương pháp giáo dục tiên tiến mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Để con cái được trải nghiệm môi trường học tập phát triển, hãy liên hệ ngay với Dewey Schools - một hệ thống trường quốc tế song ngữ hàng đầu tại Hà Nội.


The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế song ngữ hàng đầu tại Hà Nội, mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới. Với hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên và 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng, Dewey Schools được đánh giá cao về chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục. Chi tiết liên hệ:

1