Xem thêm

Maintenance - Khám phá công việc hấp dẫn trong lĩnh vực bảo trì

Bạn quan tâm đến hoạt động sản xuất? Bạn đã nghe qua các thuật ngữ như maintenance, preventative maintenance hay predictive maintenance chưa? Đối với người không hiểu rõ lĩnh vực này, có thể sẽ...

Bạn quan tâm đến hoạt động sản xuất? Bạn đã nghe qua các thuật ngữ như maintenance, preventative maintenance hay predictive maintenance chưa? Đối với người không hiểu rõ lĩnh vực này, có thể sẽ có nhiều thắc mắc. Vậy maintenance là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời và tìm hiểu rõ hơn về công việc bảo trì trong ngành kỹ thuật.

Maintenance là gì?

Maintenance có nghĩa là sự duy trì, sự bảo vệ hoặc sự bảo quản. Đối với ngành kỹ thuật, maintenance có thể hiểu là sự bảo trì. Bảo trì là quá trình bảo dưỡng, tu sửa để đảm bảo hệ thống hoặc một bộ phận hoạt động tốt, có độ tin cậy cao trong khi sử dụng.

Trong kỹ thuật, bảo trì là quy trình chứ không phải là một công việc cụ thể. Quá trình này giúp duy trì trạng thái tốt nhất cho các thiết bị, máy móc.

Bảo trì bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra chức năng của các thiết bị, máy móc.
  • Sửa chữa, thay thế các thiết bị, máy móc hoặc bộ phận hỏng hóc.

"Maintenance là tập hợp các quy trình nhằm đảm bảo máy móc, thiết bị và các loại tài sản khác được sử dụng trong kinh doanh hoạt động liên tục và hiệu quả."

Bản chất của bảo trì trong doanh nghiệp

Bảo trì trong doanh nghiệp không chỉ đối với các thiết bị máy móc mà còn liên quan đến tất cả các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối tượng của bảo trì gồm nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, máy móc, thiết bị sản xuất, thang máy, hệ thống điều hòa, hệ thống máy phát điện và thậm chí cả căng tin và nhà vệ sinh công cộng.

Hoạt động bảo trì được chia ra thành hai phần chính là bảo trì theo kế hoạch và bảo trì không theo kế hoạch.

  • Planned maintenance: Bảo trì theo kế hoạch được thực hiện theo một quy trình đã xác định từ trước. Ví dụ, công ty tiến hành bảo trì máy móc định kỳ 3 tháng/lần tại các khu vực nhà xưởng.

  • Unplanned maintenance: Bảo trì không theo kế hoạch. Các hoạt động sửa chữa, thay thế, bảo trì diễn ra một cách bất ngờ, tùy thuộc vào tình trạng của máy móc và nhu cầu thực tế của quá trình vận hành, sản xuất.

Các hình thức bảo trì

Trong bảo trì, có ba hình thức chính:

Bảo trì hiệu chỉnh (Corrective Maintenance)

Bảo trì hiệu chỉnh liên quan đến việc sửa chữa máy móc hoặc thiết bị khi chúng ngừng hoạt động.

Ưu điểm:

  • Tận dụng được tối đa thời gian sử dụng máy.
  • Giảm chi phí đầu tư ban đầu, không cần có xưởng bảo trì.

Nhược điểm:

  • Thụ động, lịch trình sản xuất không đảm bảo.
  • Chi phí sửa chữa cao về nhân lực và phụ tùng thay thế.

Ví dụ: Động cơ điện không khởi động, băng tải bị rách hay trục bị gãy thì bộ phận bảo trì sẽ ghi lại sự cố và tiến hành sửa chữa khi cần thiết.

Bảo trì dự phòng (Preventive Maintenance)

Bảo trì dự phòng là tổng hợp các biện pháp bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa được tiến hành theo chu kỳ và theo kế hoạch nhằm hạn chế sự bào mòn, ngăn ngừa sự cố máy móc và đảm bảo thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái bình thường. Khác với bảo trì hiệu chỉnh, bảo trì dự phòng được tiến hành trước khi cần sửa chữa để giảm thiểu khả năng gián đoạn trong sản xuất.

Bảo trì dự phòng gồm:

  • Thiết kế, lắp đặt thiết bị đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
  • Định kỳ kiểm tra nhà máy và thiết bị để ngăn ngừa sự cố trước khi chúng xảy ra.
  • Lập kế hoạch sửa chữa nhỏ, vừa và lớn.
  • Điều chỉnh các bộ phận và tổ hợp máy.
  • Chăm sóc, bảo dưỡng các thiết bị.
  • Tra dầu mỡ đúng quy định, lau chùi, sơn nhà xưởng và thiết bị.
  • Dự phòng trước những sự cố có thể xảy ra thông qua các sự báo.

Bảo trì định kỳ (Routine Maintenance)

Bảo trì định kỳ áp dụng cho một bộ phận hoặc thiết bị máy móc theo lịch đã được cơ sở sản xuất thiết lập từ trước để đánh giá tình trạng của động cơ, đảm bảo hoạt động hiệu quả, chính xác và tránh rơi vào trạng thái ngừng hoạt động đột ngột.

Tầm quan trọng của công việc bảo trì

Bảo trì đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một doanh nghiệp về hoạt động sản xuất và vận hành. Nếu không có sự bảo trì, các nguồn lực giúp duy trì hoạt động trong doanh nghiệp sẽ trở nên bất ổn định và có thể phải tạm dừng một phần hoặc toàn bộ công việc sản xuất. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi sự cố xuất hiện, chi phí lao động sẽ tăng theo thời gian cho đến khi các thiết bị có thể hoạt động lại bình thường. Điều này dẫn đến dòng tiền dự toán ban đầu của doanh nghiệp cho quá trình kinh doanh bị lệch khỏi quỹ đạo. Các hoạt động bảo trì thường xuyên sẽ giúp hạn chế các trường hợp như vậy xảy ra.

Một số công việc trong lĩnh vực bảo trì

Ngành bảo trì cung cấp nhiều công việc khác nhau cho bạn lựa chọn. Điểm chung của các vị trí này là không yêu cầu gắt gao trong tuyển chọn nhân sự. Đa số đều chấp nhận cả những ứng viên có bằng trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề. Dưới đây là một số vị trí maintenance phổ biến:

  • Nhân viên bảo trì/ Nhân viên bảo trì kỹ thuật.
  • Nhân viên bảo trì điện.
  • Nhân viên bảo trì cơ khí.
  • Kỹ sư bảo trì (maintenance engineer).
  • Kỹ thuật bảo trì tòa nhà.
  • Nhân viên sửa chữa, bảo trì.

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực bảo trì

Nhu cầu việc làm trong lĩnh vực bảo trì ngày càng tăng cao. Các công ty, doanh nghiệp áp dụng các kỹ thuật sản xuất tự động hóa, hiện đại hóa, do đó cần sự trợ giúp nhiều của các thiết bị, máy móc. Chỉ sau 6 tháng hoặc 1 năm tích lũy kinh nghiệm làm việc, một maintenance engineer có năng lực có thể được thăng chức lên quản lý hay trưởng nhóm. Mức lương trung bình của maintenance engineer dao động từ 12-16 triệu đồng/tháng.

Các khái niệm liên quan đến maintenance

Ngoài khái niệm chung về maintenance, còn có các khái niệm cụ thể chuyên sâu hơn để chỉ đích xác vị trí công việc của nhân viên. Cụ thể:

Maintenance Department là gì?

Maintenance Department là phòng ban gồm nhiều nhân viên thực hiện nhiệm vụ bảo trì máy móc, thiết bị. Mỗi người sẽ phục vụ chuyên trách cho một hoặc nhiều loại thiết bị. Mục tiêu chính là đảm bảo vận hành toàn bộ máy móc trong doanh nghiệp.

Low maintenance là gì?

Low maintenance là thuật ngữ chỉ máy móc, thiết bị đang hoạt động tốt, không cần bảo dưỡng hay tu sửa. Các thiết bị hiện đại thường hiển thị các thông số này trên màn hình để nhân viên bảo trì có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng và khả năng vận hành.

High maintenance là gì?

High maintenance ám chỉ tình trạng máy móc đang gặp nhiều vấn đề và cần được bảo dưỡng ở mức độ cao. Nhân viên kỹ thuật cần tiến hành sửa chữa để hạn chế ngừng hoạt động.

Under maintenance là gì?

Under maintenance là thuật ngữ cảnh báo vùng đang bảo trì, sửa chữa. Người không có chuyên môn không nên lại gần vì có thể gây nguy hiểm.

Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về maintenance. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm bắt các thuật ngữ chuyên dụng trong ngành kỹ thuật sản xuất.

1