Xem thêm

Hướng dẫn học và thi bằng lái xe ô tô B1 và B2 chi tiết nhất 2024 | Toyotasure

Hướng dẫn học và thi bằng lái ô tô chi tiết nhất 1. Học phí và thủ tục đăng ký Tại các trung tâm đào tạo, mức chi phí học bằng lái xe ô tô...

Hướng dẫn học và thi bằng lái ô tô chi tiết nhất Hướng dẫn học và thi bằng lái ô tô chi tiết nhất

1. Học phí và thủ tục đăng ký

Tại các trung tâm đào tạo, mức chi phí học bằng lái xe ô tô có thể có sự chênh lệch tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện sân tập, chất lượng ô tô tập lái, và nhiều yếu tố khác. Chi phí học bằng lái xe ô tô bao gồm:

  • Chi phí làm hồ sơ
  • Chi phí học lý thuyết gồm tài liệu
  • Giáo viên hướng dẫn
  • Chi phí học thực hành gồm lái xe sa hình và đường trường
  • Các khoản lệ phí thi khác

Sang năm 2024, những thay đổi về nội dung và quy định về thời gian kéo theo mức phí đào tạo bằng lái cũng tăng lên đáng kể. Theo quy định mới, mức phí đào tạo một học viên cho mỗi khóa học, thi bằng lái ô tô hạng B1, B2 tại các trường, trung tâm đào tạo lái xe hiện nay dao động từ mức 17 - 23 triệu đồng, tăng khoảng 5-8 triệu đồng so với những năm trước. Bên cạnh đó, chi phí này vẫn có thể tiếp tục gia tăng do quy định nội dung học thực hành lái xe ô tô hạng B2. Điều này đòi hỏi thời gian học thực hành trên đường giao thông là 40 giờ, số kilomet thực hành lái xe trên đường giao thông với mỗi học viên là 810 km. Trường hợp học xong số giờ thực hành theo quy định nhưng chưa đi đủ 810 km, bạn sẽ phải thuê xe để đi đủ số khoảng cách quy định với chi phí là 200.000 đồng/giờ lái. Năm 2024, người học lái xe cũng phải học thêm môn học lái xe ô tô trên cabin mô phỏng.

2. Quy trình học và thi

Quy trình học và thi bằng lái xe ô tô bao gồm 4 giai đoạn: Học lý thuyết, học thực hành, thi chứng chỉ tốt nghiệp và dự thi sát hạch.

2.1 Học lý thuyết

Đối với nhiều người, lý thuyết lái xe ô tô thực sự "đáng sợ" với một khối lượng câu hỏi lớn và yêu cầu cần hiểu rõ bản chất. Nhưng thực ra việc học lý không hề khó khăn chút nào nếu bạn thực sự quan tâm và học một cách bài bản. Bộ câu hỏi luyện thi B1 đã tăng lên 600 câu hỏi, chia thành 7 chương. Mỗi chương đều đi sâu vào những khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ, nghiệp vụ vận tải, văn hóa giao thông, kỹ thuật lái xe, cấu tạo và sửa chữa, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

2.2 Học thực hành

Nội dung của phần học thực hành bao gồm kỹ năng lái xe cơ bản, lái xe đường trường và bài thi sát hạch. Cần lưu ý những điểm sau:

  • Học kỹ năng lái xe cơ bản: tập trung tại điểm đón, giáo viên hướng dẫn học và thực hành kỹ năng lái xe cơ bản.
  • Học lái xe đường trường: bạn sẽ được lái xe trên tuyến đường trường.
  • Học bài thi sát hạch: những điểm cần lưu ý để đạt tỉ lệ đậu cao trong bài thi sát hạch.

2.3 Thi chứng chỉ tốt nghiệp

Sau khi học xong lý thuyết và thực hành, học viên phải làm một bài kiểm tra để được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Chứng chỉ này không có giá trị thay thế giấy phép lái xe, nhưng là điều kiện tiên quyết để học viên được tham dự kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô do Sở hoặc Bộ GTVT tổ chức. Bài thi tốt nghiệp sẽ mô phỏng y hệt kỳ thi sát hạch. Nếu đậu kỳ thi tốt nghiệp, bạn sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp và được tham dự kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô. Nếu trượt, bạn có thể đăng ký thi lại sau 15 ngày.

2.4 Dự thi sát hạch

Theo bộ luật mới áp dụng từ tháng 3/2022, kỳ thi sát hạch bằng lái ô tô gồm có 4 bài thi: sát hạch lý thuyết, thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe sa hình và thực hành lái xe đường đường.

  • Thi sát hạch lý thuyết: Phần lý thuyết được thi trên máy tính với đề thi ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi. Thời gian làm bài là 20 phút cho hạng B1 và 22 phút cho hạng B2. Số câu hỏi và số câu trả lời đúng tối thiểu đối với mỗi hạng bằng khác nhau.
  • Thi thực hành lái xe sa hình: Phần thực hành được thi trên sân sa hình với các bài thi tương ứng với từng hạng bằng. Thời gian thi là 15 phút cho hạng B1 và 18 phút cho hạng B2. Các bài thi thực hành bao gồm quy trình xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng xe và khởi hành ngang dốc, lái xe qua vệt bánh và đường vuông góc, qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông, lái xe qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ dọc, tạm dừng ở nơi có đường sắt ngang qua, gia tốc và chuyển động thẳng đều, ghép xe vào nơi đỗ ngang và kết thúc bài thi.
  • Thi thực hành đường trường: Sau khi đạt phần thi sát hạch lái xe, thí sinh thực hiện bài thi cuối cùng là thi sát hạch lái xe đường trường. Ở phần thi này, giám khảo sẽ ngồi trực tiếp với thí sinh trong một chiếc máy làm bài và yêu cầu thí sinh làm bài thông qua thiết bị đặc biệt. Nội dung sát hạch lái xe bao gồm thực hành xuất phát, vào số, tăng tốc, lên số theo đường thẳng, giảm số, giảm tốc trên đường thẳng và kết thúc.

3. Hướng dẫn thi bằng lái xe ô tô đỗ 100%

Thông thường, khoảng 10% tỉ lệ học viên trượt trong mỗi đợt thi cấp giấy phép lái xe (GPLX). Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý không vững vàng, thiếu kinh nghiệm thực hành sân thi, trượt lý thuyết hoặc tay lái kém. Để đạt điểm tuyệt đối trong việc thi bằng lái xe ô tô, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Hướng dẫn thi bằng lái ô tô đỗ 100% Hướng dẫn thi bằng lái ô tô đỗ 100%

Bài thi xuất phát

  • Khi nhận được tín hiệu xuất phát từ hệ thống chấm điểm trên xe, học viên cần bình tĩnh vào số 1, tập trung cảm nhận chân ga và phối hợp với chân côn nhịp nhàng. Khi xuất phát, bạn nhớ phải bật đèn xi-nhan trái để không bị trừ điểm.

Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

  • Bài này khá đơn giản, bạn chỉ việc dừng sao cho 2 bánh trước nằm giữa 2 vạch là được. Thông thường, tại mỗi sân sát hạch sẽ có một vật gì đó để làm mốc cho bạn dừng đúng vị trí.

Dừng và khởi hành xe ngang dốc

  • Đây là phần thi khiến nhiều học viên bị trượt. Để đạt điểm tuyệt đối ở bài thi này, bạn cần dừng trước vạch không quá 50cm, sau đó đạp nhanh chân côn, chân phanh và kéo phanh tay để xe dừng hẳn. Tiếp theo, đạp ga lên tầm 3000 vòng, nhả côn từ từ cho xuống 1500 vòng rồi hạ phanh tay để xe leo dốc. Lưu ý, nhả phanh tay từ từ để xe không bị trôi, quá 30 giây mà bạn không qua được dốc là bị loại ngay lập tức.

Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

  • Tốt nhất bạn nên chủ động dừng lại trước vạch sơn. Chờ đèn đỏ còn khoảng 3-4 giây thì nhả côn từ từ rồi nhấn thêm chân ga để di chuyển.

Lùi xe vào chỗ đỗ (lùi chuồng)

  • Đây cũng là bài thi dễ bị trượt nhất. Bạn căn bằng gương trái bên lái, khi gương qua tầm giữa chuồng thì đánh hết vô lăng sang phải cho đến khi gương bên trái nhìn thấy cửa chuồng. Lúc này, bạn hãy lùi thật chậm và nhanh tay trả vô lăng về bên trái.

Ghép ngang

  • Khi xe tiến cách mép lề và cửa chuồng khoảng 50cm, bạn hãy đánh hết vô lăng sang phải để thân xe lọt vào chỗ đỗ. Đồng thời, nhanh mắt quan sát thấy đuôi xe vào đến nửa chuồng thì nhanh tay trả lái sang trái. Lưu ý, lùi chậm để có thêm thời gian quan sát và đánh lái hợp lý.

Thay đổi số trên đường thẳng (tăng tốc)

  • Khi lái xe đến vị trí có biển tăng số, bạn mới được tăng lên số 3. Tại thời điểm chạy qua biển báo tối thiểu 20km/h, tốc độ xe cần phải trên 20km/h và đang ở số 3. Đến biển báo tốc độ tối đa 20km/h thì bạn phải giảm tốc độ và về số 2.

Dừng khẩn cấp

  • Khi còi hú hoặc đèn nháy phát tín hiệu, hãy lập tức đạp côn và phanh để xe dừng hẳn, nhanh tay nhấn đèn báo sự cố. Đến khi có tín hiệu đi tiếp thì từ từ nhả côn lăn bánh. Lưu ý, không được nhấn tắt đèn báo sự cố trước khi có tín hiệu đi tiếp để tránh bị trừ điểm. Về đích (bài thi cuối cùng): Bắt buộc bạn phải bật xi-nhan phải trước khi về đích để bảo toàn số điểm tuyệt đối. Đến đây, loa thiết bị trên xe sẽ lập tức thông báo kết quả "chúc mừng bạn đã thi đỗ" hoặc "bạn đã thi trượt".

4. Nâng hạng bằng lái

Nếu bạn có nhu cầu điều khiển các loại ô tô khác theo quy định thì việc nâng hạng bằng lái ô tô là yêu cầu bắt buộc. Để nâng hạng bằng lái, bạn cần đáp ứng đủ điều kiện như sau:

  • Đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật: đủ 18 tuổi trở lên
  • Đã có bằng lái ô hạng B1 hơn ít nhất 1 năm
  • Đã học và thi đạt sát hạch lái xe bằng B2

5. Đổi bằng khi hết hạn

Giấy phép lái xe hạng B1 và B2 có thời hạn sử dụng là 10 năm. Sau khi bằng lái hết hạn, bạn bắt buộc phải làm thủ tục đổi bằng trong vòng 3 tháng kể từ ngày hết hạn. Nếu không thực hiện đổi bằng lái trong thời hạn quy định, bạn sẽ phải thi lại các bài thi sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới. Mức phạt khi lái xe không có bằng lái hoặc quên mang bằng lái cũng khá nghiêm trọng.

6. Mức phạt khi điều khiển xe không có bằng lái

Lỗi không có bằng lái xe và lỗi quên mang bằng lái xe là hai lỗi hoàn toàn khác nhau, mức phạt khác nhau. Người điều khiển phương tiện cần lưu ý khi vi phạm lỗi, tránh những sai sót khi bị xử phạt.

1