Xem thêm

Bí quyết sử dụng sơ đồ tư duy để ôn thi vào 10 đạt điểm cao

Hãy sử dụng sơ đồ tư duy để ôn thi vào 10 đạt điểm cao. Đây là phương pháp học tập hiệu quả giúp học sinh hiểu bài, kích thích sáng tạo và rèn luyện...

Hãy sử dụng sơ đồ tư duy để ôn thi vào 10 đạt điểm cao. Đây là phương pháp học tập hiệu quả giúp học sinh hiểu bài, kích thích sáng tạo và rèn luyện tư duy. Cùng tìm hiểu bí quyết sử dụng sơ đồ tư duy qua bài viết dưới đây.

Sơ đồ tư duy giúp ích gì trong việc ôn tập?

Sơ đồ tư duy, hay còn được gọi là Mindmap, là việc kết hợp sử dụng từ khoá, ký hiệu, hình ảnh minh hoạ sinh động để lưu lại các thông tin và dữ liệu cần nhớ. Đây là phương pháp học tập thông minh được rất nhiều học sinh áp dụng trong việc ôn luyện và chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng.

Có rất nhiều học sinh chưa biết cách học và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Họ học thuộc lòng mà không hiểu rõ bản chất bài học. Điều này dẫn đến việc học trước rồi sau quên và không áp dụng được trong bài tập. Tuy nhiên, khi sử dụng sơ đồ tư duy, việc ôn luyện trở nên dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều. Sơ đồ tư duy giúp học sinh có cái nhìn tổng thể, hiểu bao quát vấn đề và nắm bắt thông tin trọng tâm của bài học. Với ưu điểm dễ nhìn, dễ viết và bắt mắt, sơ đồ tư duy kích thích cảm hứng học tập, nâng cao khả năng ghi nhớ và rèn luyện tư duy sáng tạo.

Thay vì cố gắng nhồi nhét lý thuyết dài dòng và khó hiểu, học sinh có thể tóm tắt ý chính của bài học, hệ thống hoá theo chủ đề hoặc kết hợp mở rộng, liên hệ bài học với thực tế. Chỉ với một trang giấy, học sinh có thể tổng hợp sắp xếp kiến thức và kết nối các chuyên đề có liên quan với nhau bằng những hình vẽ sinh động và sắc màu. Phương pháp học tập này không chỉ giúp học sinh nhớ lâu và hiểu sâu bài học, mà còn kích thích tư duy sáng tạo và giúp học sinh nảy ra những ý tưởng độc đáo trong thời gian ngắn.

Chia sẻ về việc sử dụng sơ đồ tư duy để ôn thi vào 10, cô Dương Thu Hà - Phó Hiệu trưởng trường THPT Xuân Phương, giáo viên môn Sinh học tại HOCMAI - đưa ra lời khuyên cho học sinh lớp 9: “Hãy thử bắt tay với một chuyên đề bất kỳ và sáng tạo theo ý mình. Chắc chắn các em sẽ cảm nhận được sự khác biệt và hữu ích của sơ đồ tư duy khi ngày thi đang cận kề. Trước khi bước vào phòng thi, hãy xem lại sơ đồ tư duy, tất cả kiến thức bài học sẽ ùa về và giúp các em tự tin hơn khi làm bài.”

Cô Dương Thu Hà, giáo viên môn Sinh học tại HOCMAI

Cách lập sơ đồ tư duy theo từng chuyên đề

Để lập được một sơ đồ tư duy logic, dễ nhớ và đảm bảo đủ kiến thức, học sinh cần áp dụng 5 bước vẽ sơ đồ tư duy ngắn gọn. Cùng xem những bước này được chia sẻ bởi cô Dương Thu Hà:

  1. Đọc tất cả kiến thức có trong chuyên đề: Đầu tiên, học sinh cần đọc trước tất cả kiến thức có trong chuyên đề và gạch chân các từ khóa quan trọng. Điều này giúp học sinh có cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn, từ đó xây dựng được một sơ đồ tư duy tương ứng.

  2. Chọn từ khóa trung tâm cho chuyên đề: Đối với mỗi chuyên đề, học sinh cần chọn từ khóa trung tâm để đặt vào chính giữa của sơ đồ. Việc xác định từ khoá trung tâm sẽ giúp học sinh nắm được tên và chủ đề của mỗi bài học, từ đó xây dựng các nhánh nội dung liên quan.

  3. Xây dựng các nhánh chính: Sau khi chọn từ khóa trung tâm, học sinh sẽ xây dựng các nhánh chính. Các nhánh chính là những nội dung chính của chuyên đề, mỗi nhánh tương ứng với một nội dung. Để dễ nhìn và dễ ghi nhớ, học sinh có thể vẽ các nhánh bằng nhiều màu sắc khác nhau, kèm tiêu đề phụ được viết in hoa với các từ khóa ngắn gọn.

  4. Xây dựng các nhánh phụ: Với mỗi nội dung chính, học sinh sẽ chia thành nhiều nội dung nhỏ để biểu thị chi tiết kiến thức hơn. Các nhánh phụ được phân chia theo các hướng khác nhau để dễ dàng phân bố nội dung tương ứng. Nhìn vào sơ đồ tư duy, những nhánh phụ sẽ thể hiện sự hiểu biết và lượng kiến thức học sinh đã tiếp cận về chuyên đề.

  5. Kết hợp sử dụng màu sắc và hình ảnh minh hoạ: Để sơ đồ tư duy sinh động và bắt mắt hơn, học sinh có thể sử dụng nhiều màu sắc kèm theo hình ảnh minh hoạ tương ứng với bài học. Việc sử dụng hình ảnh và màu sắc không chỉ tạo hứng thú học tập mà còn giúp học sinh ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức.

Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình tự học

Kỳ thi vào 10 đang đến gần với học sinh lớp 9, cần phải có phương pháp học tập khoa học và hiệu quả để bứt phá điểm số trong bài thi sắp tới. Tự học tại nhà giúp học sinh rèn luyện tính tự lập, khả năng tư duy sáng tạo và chủ động trong học tập. Tuy nhiên, không phải em học sinh nào cũng có thể tự học tốt và biết xác định các phần bài trọng tâm cần ôn tập.

Việc học dàn trải các kiến thức và không theo một chuyên đề cụ thể sẽ chỉ khiến các em tốn thời gian mà vẫn không nắm được các ý chính sau mỗi bài học. Để việc tự học đạt kết quả cao và trở nên thú vị hơn, các em có thể kết hợp ôn tập cùng với sơ đồ tư duy.

Học sinh nên ứng dụng sơ đồ tư duy trong quá trình tự học

Học sinh Trang, học sinh lớp 9 tại Hà Nội, chia sẻ: “Em biết đến sơ đồ tư duy khi tham gia khoá học online tại HOCMAI. Các thầy cô đã hướng dẫn em cách vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình tự học để ghi nhớ bài tốt hơn. Em thấy phương pháp học tập này rất hữu ích, đặc biệt với những môn nặng lý thuyết như Ngữ văn. Tự học cùng với sơ đồ tư duy khiến em hứng thú với học tập hơn bởi nó không chỉ thú vị mà còn mang lại hiệu quả cao.”

Chính vì vậy, thay vì học tập bằng phương pháp thông thường, học sinh lớp 9 hãy kết hợp tự học và sử dụng sơ đồ tư duy trong việc học bài, ôn bài để nâng cao hiệu quả học tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi vào 10. HOCMAI cung cấp chương trình HM10 Tổng ôn với 3 môn thi Toán, Văn, Anh. Chương trình không chỉ giúp ôn tập lại kiến thức trọng tâm mà các thầy cô còn chia sẻ bí quyết ứng dụng sơ đồ tư duy trong quá trình tự học để ôn thi và đạt điểm cao. Song song với bài giảng, HOCMAI cũng cung cấp những video hướng dẫn học sinh tự xây dựng và sáng tạo sơ đồ tư duy theo ý hiểu của mình. Hãy tham gia HM10 Tổng ôn để được đội ngũ giáo viên tận tâm hỗ trợ và chuẩn bị tốt cho kỳ thi vào 10.

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để trải nghiệm chương trình HM10 Tổng ôn 2021 - 2022.

1