Xem thêm

Bằng D lái được xe gì - Cẩm nang học và thi bằng D

Đối với bất kỳ ai tham gia giao thông, bằng lái xe là một tài liệu không thể thiếu. Để lái các loại xe khác nhau, chúng ta cần các giấy phép tương ứng. Thế...

Đối với bất kỳ ai tham gia giao thông, bằng lái xe là một tài liệu không thể thiếu. Để lái các loại xe khác nhau, chúng ta cần các giấy phép tương ứng. Thế nhưng, có nhiều người thắc mắc bằng D là bằng để lái loại xe nào? Hoặc muốn học và thi bằng lái xe hạng D cần chuẩn bị những gì?

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về loại bằng này.

1. Bằng lái xe hạng D là gì?

Chắc hẳn có không ít người nhầm lẫn giữa các loại bằng lái xe như bằng C với bằng D, hay bằng D với bằng E,... Vậy, bằng lái xe hạng D là gì?

Bằng lái xe hạng D, hay còn được gọi là giấy phép lái xe hạng D, là loại bằng cho phép các cá nhân lái các loại xe khách, xe du lịch chở tối đa 30 người (bao gồm cả tài xế). Ngoài ra, bằng lái hạng D còn cho phép lái các loại phương tiện có tải trọng trên 3500kg.

Tuy nhiên, bạn không thể đăng ký thi bằng lái xe hạng D vì loại bằng này yêu cầu phải nâng hạng từ các loại giấy phép lái xe ô tô khác lên. Tỷ lệ đậu bằng D rất cao do người dự thi đều đã có kỹ năng lái xe tốt và nhiều năm kinh nghiệm lái xe trên thực tế. Bằng lái hạng D là một loại giấy phép lái xe dành cho các tài xế điều khiển phương tiện giao thông hạng nặng, đặc biệt là đối với các loại xe khách đến 30 chỗ ngồi. Người sở hữu bằng lái xe D có thể sử dụng với mục đích kinh doanh hoặc không.

2. Bằng D chạy được xe gì?

Rất nhiều người thắc mắc rằng bằng D chạy được xe gì. Dưới đây là câu trả lời chính xác nhất.

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng D được cấp cho những người lái các loại phương tiện sau đây:

  • Các loại ô tô chở khách từ 10 - 30 người, kể cả chỗ ngồi của tài xế
  • Các loại xe quy định cho bằng B1, B2 và bằng C

Cụ thể, người sở hữu bằng hạng D được phép điều khiển các loại xe có từ 4 - 9 chỗ ngồi. Ngoài ra, bằng lái hạng D còn cho phép lái các loại xe khách có từ 9 - 16 chỗ ngồi và tối đa là 30 chỗ, đã bao gồm chỗ ngồi của người lái xe. Bằng D chỉ khác với bằng lái xe hạng C là được dùng để lái ô tô đến 30 chỗ ngồi, do đó phần lớn người nâng bằng lên hạng D đều là các tài xế xe khách hay xe đưa đón học sinh, cán bộ nhân viên.

3. Điều kiện thi bằng D là gì?

Vì bằng D cho phép lái xe chở khách lên đến 30 chỗ ngồi, nên điều kiện để sở hữu giấy phép lái xe hạng D cũng phức tạp hơn rất nhiều so với các hạng bằng khác.

Học viên thi bằng D được yêu cầu đã có kinh nghiệm lái xe từ 3 - 5 năm và đạt đủ số km lái xe an toàn. Việc thi trực tiếp bằng lái xe hạng D là điều không thể. Thí sinh phải làm thủ tục nâng hạng từ giấy phép lái xe hạng thấp hơn như hạng B2 hoặc hạng C lên hạng D.

3.1. Đối với giấy phép lái xe hạng B2 nâng lên hạng D

Trong trường hợp thí sinh nâng bằng B2 lên D, thí sinh cần đáp ứng những điều kiện như sau:

  • Đối tượng: Là người Việt Nam hoặc công dân nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Độ tuổi: Đủ 24 tuổi (tính đến ngày thi sát hạch lái xe)
  • Học vấn: Đã tốt nghiệp bậc Trung học cơ sở hoặc tương đương (trình độ học vấn 9/12)
  • Kinh nghiệm: Có từ 100.000 km lái xe an toàn trở lên với bằng B2 trong thời gian tối thiểu là 5 năm, đồng thời bằng lái xe hạng B2 vẫn còn thời hạn sử dụng.

3.2. Đối với giấy phép lái xe hạng C nâng lên hạng D

Nâng bằng lái xe từ C lên D cụ thể như sau:

  • Đối tượng: Là người Việt Nam hoặc công dân nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Độ tuổi: Đủ 24 tuổi (tính đến ngày thi sát hạch lái xe)
  • Học vấn: Đã tốt nghiệp bậc Trung học cơ sở hoặc tương đương (trình độ học vấn 9/12)
  • Kinh nghiệm: Có từ 50.000 km lái xe an toàn trở lên với bằng C trong thời gian tối thiểu là 3 năm, đồng thời bằng lái xe hạng C vẫn còn thời hạn sử dụng.

4. Thời gian sử dụng GPLX hạng D

Sau khi đã biết rõ bằng D là gì, bằng D lái xe gì, cũng như những điều kiện để có thể nâng hạng bằng lái B2 lên D hay bằng lái C lên D, hãy tìm hiểu về thời gian sử dụng loại giấy phép lái xe này.

Khác với thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe hạng B2 là 10 năm, bằng lái xe hạng D có thời hạn sử dụng là 05 năm, giống như bằng C và một số loại bằng lái xe hạng nặng khác. Sau khi hết hiệu lực, người sở hữu bằng D phải đi gia hạn để có thể tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe.

5. Học và thi bằng D - Các loại chi phí cần nộp

Chi tiết về các khoản cần nộp khi thi bằng lái xe hạng D gồm:

  • Chi phí hồ sơ
  • Lệ phí khám sức khỏe tại các cơ sở y tế.
  • Chi phí đào tạo (nếu có đăng ký đào tạo)
  • Chi phí thuê xe chip
  • Chi phí nộp tại sân thi

Trong đó, chi phí hồ sơ và chi phí khám sức khoẻ sẽ được gộp chung, giao động từ 6.000.000 VNĐ - 7.000.000 VNĐ tuỳ từng đơn vị tiếp nhận hồ sơ. Về phần đào tạo, đa phần các thí sinh sẽ không mất phần chi phí này do đã lái xe tốt, không cần phải học thêm. Thông thường, thí sinh sẽ đăng ký học từ 1 - 2 tiếng xe chip với giá 350.000 VNĐ/1 tiếng để làm quen với xe và sân thi.

Mức phí nộp tại sân thi là 585.000 VNĐ bao gồm: Phần thi lý thuyết 90.000 VNĐ, phần thi thực hành 300.000 VNĐ, phần thi đường trường 60.000 VNĐ và lệ phí in bằng 135.000 VNĐ. Tổng chi phí trên sẽ tùy thuộc vào danh sách từng đơn vị tiếp nhận hồ sơ.

6. Hồ sơ thi bằng lái xe hạng D

Bộ hồ sơ thi nâng hạng bằng D gồm những giấy tờ sau đây:

  • 01 đơn đề nghị học, sát hạch bằng lái xe hạng D theo mẫu đã được quy định
  • 01 bản photo bằng lái xe hạng B2 hoặc bằng lái xe hạng C (khi đi thi cần mang bản gốc đi để đối chiếu)
  • 01 bản khai thời gian lái xe an và số km lái xe an toàn, thí sinh cần có trách nhiệm với những gì đã khai.
  • 01 bản sao công chứng bằng tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở trở lên hoặc các loại bằng có giá trị tương đương.
  • 02 ảnh chân dung 3 x 4 hoặc 4 x 6 có nền xanh dương đậm.

7. Chương trình học nâng hạng bằng D

7.1. Chương trình đào tạo nâng hạng B2 lên D

Thời gian đào tạo là 336 giờ, trong đó lý thuyết là 56 giờ, thực hành lái xe là 280 giờ. Phân bổ thời gian đào tạo các môn học lý thuyết như sau:

  • Pháp luật giao thông đường bộ: 20 giờ
  • Kiến thức mới về xe nâng hạng: 8 giờ
  • Nghiệp vụ vận tải: 8 giờ
  • Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông: 20 giờ

Sau khi hoàn thành thời gian của từng môn học lý thuyết, học viên sẽ phải thực hiện bài kiểm tra kết thúc môn học. Học viên phải có kết quả đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ thì mới được đi tiếp phần Thực hành để thi bằng D. Môn học thực hành lái xe bằng D bao gồm:

  • Số thời gian học thực hành: 28 giờ
  • Số km thực hành: 380 km
  • Xe dùng để thực hành lái xe: Xe khách hạng D, loại có 30 chỗ ngồi.

7.2. Chương trình đào tạo nâng hạng C lên D

Thời gian đào tạo là 192 giờ, trong đó lý thuyết là 48 giờ, thực hành lái xe là 144 giờ. Phân bổ thời gian đào tạo các môn học lý thuyết như sau:

  • Pháp luật giao thông đường bộ: 16 giờ
  • Kiến thức mới về xe nâng hạng: 8 giờ
  • Nghiệp vụ vận tải: 8 giờ
  • Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông: 16 giờ

Cũng giống như chương trình đào tạo nâng hạng B2 lên D, học viên sau khi hoàn thành thời gian của từng môn học lý thuyết sẽ thực hiện bài kiểm tra kết thúc môn học. Học viên phải có kết quả đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ thì mới được đi tiếp phần thực hành để thi bằng D. Môn học thực hành lái xe bằng D gồm có:

  • Số thời gian học thực hành: 18 giờ
  • Số km thực hành: 240 km
  • Xe dùng để thực hành lái xe: Xe khách hạng D, loại có 30 chỗ ngồi.

8. Bài thi nâng hạng bằng lái xe hạng D

8.1. Thi chứng chỉ

Để tham gia thi sát hạch nâng hạng bằng D, sau khi kết thúc chương trình đào tạo học viên phải thực hiện bài kiểm tra tốt nghiệp cấp Chứng chỉ Sơ cấp. Bài kiểm tra có 4 phần: lý thuyết, thực hành lái xe lùi tiến, lùi trong hình chữ chi, thực hành lái xe trong hình tổng hợp và thực hành lái xe trên đường.

  • Phần lý thuyết: Có thời gian làm bài là 26 phút, yêu cầu trả lời đúng 41/45 câu hỏi.
  • Phần thi tiến lùi xe trong hình chữ chi: Thí sinh sẽ thực hiện 2 bài thi là bài tiến và bài lùi xe trong hình chữ chi, trong thời gian là 2 phút. Điểm đạt yêu cầu là từ 16 điểm trở lên trên thang điểm 20.
  • Phần thi thực hành trong hình tổng hợp: Thời gian thực hiện bài thi là 20 phút, điểm đạt yêu cầu là từ 80 điểm trở lên trên thang điểm 100.
  • Phần thi thực hành lái xe trên đường: Thí sinh đạt từ 80 điểm trở lên trên thang điểm 100 là đạt yêu cầu.

Sau khi hoàn thành từng phần thi trong bài Kiểm tra Chứng chỉ Sơ cấp bằng D, thí sinh tiến hành ký xác nhận kết quả vào biên bản sau từng phần. Nếu thí sinh đạt cả 4 phần kiểm tra, sẽ được cấp chứng chỉ và được đăng ký dự sát hạch cấp Giấy phép lái xe.

8.2. Thi sát hạch

Nội dung sát hạch có 3 phần: Sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành trong hình và sát hạch thực hành trên đường trường.

  • Sát hạch lý thuyết: Thí sinh sẽ thực hiện phần thi này trên máy tính có cài đặt phần mềm sát hạch của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Thời gian làm bài là 26 phút, trả lời đúng 41/45 câu hỏi và không trả lời sai câu điểm liệt là đạt.
  • Sát hạch thực hành trong hình: Thí sinh thực hiện trên xe khách hạng D có 30 chỗ ngồi, có gắn thiết bị chấm điểm tự động trong thời gian 20 phút, số điểm từ 80 trở lên trên thang 100 sẽ đạt yêu cầu.
  • Sát hạch thực hành lái xe trên đường: Với số điểm từ 80 điểm trở lên trên thang điểm 100 thí sinh đã hoàn thành tốt phần thi này. Phần thi đường trường sẽ có sát hạch viên ngồi cạnh.

9. Giấy phép lái xe hạng D có thể nâng lên hạng nào?

Ai cũng biết bằng D cho phép tài xế điều khiển loại xe có tải trọng tương đối lớn và lái được các loại xe của hạng B1, B2, C. Tuy nhiên, giấy phép lái xe hạng D vẫn còn nhiều hạn chế đối với tài xế muốn lái xe trọng tải lớn hơn nữa. Vì vậy, để đảm bảo đặc thù công việc, người điều khiển xe cần phải nâng hạng bằng D lên những hạng FC, FD, E.

9.1. D nâng lên FC

Nếu bạn đã có bằng D và muốn lái xe container (xe đầu kéo), thì việc nâng hạng bằng D lên bằng FC là cần thiết.

Để nâng hạng bằng D lên FC, bạn cần đáp ứng những điều kiện như sau:

  • Đủ tuổi (24 tuổi trở lên)
  • Đủ sức khỏe
  • Đủ thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên với từ 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

Theo đó, tài xế sẽ phải qua thời gian đào tạo gồm 272 giờ, trong đó có 48 giờ lý thuyết và 224 giờ thực hành trước khi nâng hạng giấy phép lái xe hạng D. Để nâng hạng bằng lái D lên FC, hãy chuẩn bị thật đầy đủ các điều kiện.

9.2. D nâng lên FD

Đối với những ai muốn học lái xe hạng D lên FD cũng cần đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nhiều người lại có thắc mắc là: Khi nâng hạng bằng lái D lên FD có cần học hay tham gia các lớp đào tạo không?

Câu trả lời chính xác là CÓ, bởi theo quy định muốn nâng hạng bất kỳ bằng lái nào thì tài xế vẫn phải tham gia đào tạo nâng hạng. Thời gian học bằng D để nâng lên FD bao gồm lý thuyết 48 giờ và thực hành lái xe 144 giờ. Sau khi hoàn thành chương trình học, mỗi thí sinh phải tham gia kì thi kết thúc khoá học với nội dung gồm 2 phần là sát hạch lý thuyết Pháp luật giao thông đường bộ và thực hành lái xe theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.

9.3. D nâng lên E

Để lái được một chiếc xe khách trên 30 chỗ ngồi hay xe giường nằm 2 tầng đòi hỏi bác tài phải nâng hạng bằng lái từ D lên E với điều kiện:

  • Có thời gian hành nghề từ 3 năm
  • 50.000 km lái xe an toàn trở lên
  • Có trình độ học vấn tương đương trung học cơ sở
  • Nâng hạng bằng lái D lên E khi đủ 27 tuổi.

10. Câu hỏi thường gặp

10.1. Bằng lái xe hạng D có lái được xe tải không?

Đáp án tất nhiên là “có” bởi có bằng D đồng nghĩa với việc bạn được điều khiển các loại xe quy định tại bằng B1, B2, C. Do đó, người có giấy phép lái xe hạng D được phép điều khiển:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế bé hơn 3,5 tấn
  • Xe tải kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế bé hơn 3,5 tấn và những loại ô tô dùng cho người khuyết tật
  • Ô tô tải kể cả xe tải dùng chuyên dụng có trọng tải lớn hơn 3,5 tấn

10.2. GPLX hạng D lái xe mấy chỗ?

Thêm một câu hỏi thường gặp về bằng D là giấy phép lái xe hạng D cho phép lái xe mấy chỗ? Câu trả lời là có, GPLX hạng D cho phép lái xe 4 chỗ, 7 chỗ, 9 chỗ, 16 chỗ đến tối đa là 30 chỗ.

Nguồn ảnh:

  • Bằng D
  • Bằng D lái xe gì
  • Bằng D chỉ khác với bằng lái xe hạng C là được dùng để lái xe ô tô đến 30 chỗ ngồi
  • Bằng D chỉ khác với bằng lái xe hạng C là được dùng để lái xe ô tô đến 30 chỗ ngồi
1