Xem thêm

Ngậm cam thảo trị đau họng: Bài thuốc cam thảo trị ho, dịu họng

Dùng cam thảo trị ho và đau họng là một trong những phương pháp dân gian đến nay vẫn được nhiều người áp dụng. Vậy cam thảo trị ho và ngậm cam thảo trị đau...

Dùng cam thảo trị ho và đau họng là một trong những phương pháp dân gian đến nay vẫn được nhiều người áp dụng. Vậy cam thảo trị ho và ngậm cam thảo trị đau họng có thực sự hiệu quả?

Tác dụng của cam thảo trị ho, đau họng

Cam thảo thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y trị ho, long đờm. Ngoài ra, nhiều người cũng dùng cam thảo trị ho, đau họng nhẹ thay vì sử dụng thuốc tây.

Theo y học cổ truyền, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, thông kinh lạc, dưỡng huyết. Do đó, có thể cải thiện các triệu chứng như đau họng, ho khan, viêm họng, nhiễm độc, mụn nhọt.

Ngoài ra, y học hiện đại cũng chỉ ra rằng cam thảo có chứa hơn 300 dược chất khác nhau, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở niêm mạc họng, giảm các cơn ho dai dẳng. Đặc biệt, cam thảo còn ức chế thần kinh trung ương, giúp an thần.

Vì vậy, dùng cam thảo trị ho, đau họng là một trong những cách khoa học và hiệu quả. Sử dụng cam thảo đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau rát, sưng tấy cổ họng, hết ngứa, giảm ho, tiêu đờm.…

Ngoài ra, cam thảo còn có công dụng điều trị viêm loét dạ dày, nhuận tràng, an thần,…

Cam thảo trị đau họng Cam thảo thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y trị ho, đau rát họng

Cách dùng cam thảo trị ho, đau họng

Bài thuốc trị ho từ cam thảo phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi. Dưới đây là một số bài thuốc trị ho, đau họng từ cam thảo rất tốt để bạn tham khảo.

Ngậm cam thảo trị đau họng

Bài thuốc ngậm cam thảo trị đau họng gồm 3 vị là huyền sâm, cát cánh, cam thảo. Mỗi vị ngậm một lát, nhai, nuốt nước và bỏ xác. Ngày ngậm 5 - 6 lần hoặc hơn tùy theo tình trạng bệnh. Đối với những bệnh dễ bị đầy bụng, khó tiêu nên thêm ngậm thêm một lát gừng tươi.

Phương pháp ngậm cam thảo trị đau họng này có thể tán bột, thêm mật ong làm thành viên ngậm vừa tiện, vừa tiết kiệm chi phí, nhưng chỉ có tác dụng hiệu quả trong trường hợp đau họng nhẹ.

Ngậm cam thảo trị đau họng Ngậm cam thảo trị đau họng hiệu quả cho trường hợp nhẹ

Chữa ho, viêm họng mãn tính

Là bài thuốc được sử dụng phổ biến, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ nhỏ. Bạn có thể áp dụng những bài thuốc trị ho từ cam an toàn và hiệu quả:

  • Chuẩn bị 10g cam thảo sống.
  • Ngâm cam thảo với 100ml nước sôi, uống như trà cho đến khi hết vị ngọt.
  • Ngày uống 2 - 3 lần cho đến khi hết ho, đau họng.
  • Lưu ý trong quá trình sử dụng, người bệnh nên hạn chế ăn cá, đường và ớt cay.

Trị ho dai dẳng, ho có đờm

Cách dùng cam thảo trị ho này phù hợp với những người ho có đờm, chán ăn, mệt mỏi. Bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Chuẩn bị 12g đẳng sâm hoặc nhân sâm, 8g cam thảo, 12g phục linh, 12g bạch truật.
  • Sắc nước uống 2 lần trong ngày.

Trị ho nhiệt

Khi bị ho do nóng, bạn có thể uống cam thảo để cắt cơn ho dai dẳng nhanh chóng như sau:

  • Dùng 80g cam thảo ngâm với 1 miếng mật heo trong 5 ngày đêm.
  • Phơi khô cam thảo và nghiền thành bột mịn.
  • Trộn bột cam thảo với mật ong nguyên chất và vo viên nhỏ bằng hạt đậu.
  • Mỗi lần uống 10 viên với nước sắc lá bạc hà.

Trọ ho lao lâu ngày

Người bị ho lao, ho khan kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cơ thể suy nhược, chán ăn thì có thể sử dụng bài thuốc dưới đây:

  • Sao vàng cam thảo cho đến khi có mùi thơm.
  • Nghiền cam thảo thành bột mịn và bảo quản trong hộp kín.
  • Mỗi lần dùng 4g bột pha với nước ấm uống. Uống 3 - 4 lần/ngày để trị ho lâu ngày.

Trị ho và đau họng do phế nhiệt

Ho kéo dài dẫn đến tổn thương niêm mạc họng, đờm đặc trong cổ họng khiến bệnh nhân khạc ra gây đau rát. Để sử dụng cam thảo trị ho và đau họng do phế nhiệt bạn cần áp dụng bài thuốc như sau:

  • Nguyên liệu gồm 80g cam thảo, 40g cát cánh.
  • Sắc nước cả 2 vị thuốc trên để mỗi ngày. Tiếp tục dùng thuốc cho đến khi cơn ho giảm dần.

Chưng cam thảo trị ho

Khi bị ho khan, ho do nhiễm lạnh, viêm phế quản, bạn có thể sử dụng cam thảo kết hợp với trà xanh để mang lại hiệu quả rất tốt. Bạn cần thực hiện các bước như sau:

  • Lấy 10g lá trà xanh tươi rửa sạch với nước muối loãng.
  • Hãm lá trà xanh với 200ml nước sôi trong khoảng 20 phút.
  • Thêm 10g bột cam thảo vào trà, khuấy cho đến khi hòa tan.
  • Uống trà xanh cam thảo 2 lần/ngày liên tục trong 1 tuần, uống khi trà còn nóng có tác dụng làm dịu cổ họng, tiêu đờm nhanh chóng.

Uống cam thảo để cắt cơn ho dai dẳng nhanh chóng Uống cam thảo để cắt cơn ho dai dẳng nhanh chóng

Cam thảo và chanh trị ho

Một cách dùng cam thảo trị ho khác rất dễ thực hiện là kết hợp với chanh tươi. Các bước thực hiện như sau:

  • Vắt nước cốt 1 quả chanh tươi.
  • Hòa tan 10g bột cam thảo trong 200ml nước ấm cho đến khi bột hoà tan.
  • Thêm 20ml nước cốt chanh tươi và trộn đều.
  • Uống nước cam thảo chanh tươi khi còn ấm, ngày uống 2 lần cho đến khi hết ho, viêm họng.

Lưu ý khi dùng cam thảo trị ho, đau họng

Cách dùng cam thảo trị ho, đau họng là bài thuốc dân gian được sử dụng từ lâu đời với hiệu quả tốt và an toàn. Phương pháp này cũng an toàn đối với trẻ nhỏ. Mặc dù cam thảo chữa ho, đau họng rất tốt nhưng không nên lạm dụng, khi sử dụng cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng cam thảo với nhân trần: Gây mất sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Ngoài ra, nhân trần có tính lợi tiểu, làm bài tiết nước và chất dinh dưỡng ra ngoài nhanh chóng dẫn đến suy thai, sinh non, dị tật thai nhi.
  • Phụ nữ có thai không nên dùng cam thảo: Hoạt chất Glycyrrhiza trong cam thảo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi, ảnh hưởng đến trí tuệ của bé sau này. Phụ nữ mang thai nếu dùng quá nhiều cam thảo sẽ dẫn đến sinh non nên hết sức thận trọng.
  • Nam giới không nên tiêu thụ quá 8g cam thảo/ngày: Hoạt chất glycyrrhizic làm giảm quá trình sản sinh nội tiết tố testosterone ở nam giới, gây ra các vấn đề về sinh lý nam như liệt dương, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…
  • Các đối tượng không nên dùng cam thảo: Người bị suy thận, cao huyết áp, người táo bón, đầy hơi, bị phù nề,…
  • Một số tác dụng phụ khi sử dụng cam thảo: Suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, gây phù cơ thể,…
  • Một số loại thuốc tương tác với cam thảo: Thuốc hạ kali, thuốc nội tiết tố, thuốc lợi tiểu, thuốc cao huyết áp, thuốc tim mạch, thuốc tránh thai, thuốc chứa corticoid,…

Dùng cam thảo trị ho hay ngậm cam thảo trị đau họng là một trong những phương pháp dân gian phù hợp với nhiều đối tượng.

Trên đây là những cách trị ho, đau họng bằng cam thảo an toàn, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cùng những lưu ý khi sử dụng. Trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng sử dụng hiệu quả và an toàn nhất cho sức khỏe.

1