Xem thêm

Gõ Tiếng Việt: Tận hưởng hành trình học chữ cùng bé yêu

Bạn là người cha hay người mẹ yêu con và muốn tận hưởng những khoảnh khắc học tập cùng bé? Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn tổng hợp tất cả những bài thơ...

Bạn là người cha hay người mẹ yêu con và muốn tận hưởng những khoảnh khắc học tập cùng bé? Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn tổng hợp tất cả những bài thơ liên quan đến Bảng chữ cái tiếng Việt, để bạn có thể tự dạy cho bé yêu của mình khi rảnh.

Chữ “a, A”

Chữ O thêm móc thành a Thật dễ bé viết chữ A nhiều lần Chữ in có cả gạch chân Chữ hoa bay bướm đôi lần chưa quen

Chữ “ă, Ă”

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Chữ “â, Ă”

Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Chữ “b,B”

Chữ bờ còn gọi chữ bê Xinh xinh cái bụng bé mê chữ bờ Viết hoa thật khó không ngờ Bé quyết tâm luyện chữ bờ viết hoa.

Chữ “c, C”

Chữ cờ nếu đứng một mình Gọi xê cũng được rối tinh vô cùng Khó mấy bé cũng ung dung Cô dạy cả lớp học chung chữ cờ.

Chữ “d, D”

Chữ dờ tên quá buồn cười Chữ dê cũng vậy chẳng tươi tí nào Dờ-Dê đều đúng không sao Cả lớp của bé bạn nào cũng thông.

Chữ “đ, Đ”

Tên đờ nhưng cũng là đê Gọi đờ nghe nặng chẳng mê chút nào Còn đê mềm mại biết bao Sông nào cũng có đê bao đôi bờ.

Chữ “e, E”

Con chim sẻ Nó ăn gạo tẻ Nó hót líu lo

Chữ “ê, Ê”

Chữ e đội mũ là ê Thấy ve ca hát - hè về không sai.

Chữ “g, G”

Gánh gánh gồng gồng Gánh sông gánh núi Gánh củi gánh cành Ta chạy cho nhanh Về xây nhà bếp…

Chữ “h, H”

Chữ hờ chữ hát một tên Đứng đâu cũng vậy đều hiền như nhau Chữ in như thể chữ tầu Chữ hoa bay bướm luyện lâu mới thành.

Chữ “i, I”

Chữ gì bé tí tì ti Trên đầu có chấm chữ gì bé ơi Cô dạy nên bé biết rồi Chữ I nhỏ nhất chấm chơi trên đầu.

Chữ “k, K”

Chữ ca tên gọi từ xưa Như ông ru bé những trưa mùa hè Chữ hoa đến phượng cũng mê Chữ thường viết khó phải về luyện thêm.

Chữ “l, L”

Chữ lờ lả lướt viết hoa Thấy đẹp viết lại đến ba bốn lần Lờ này cao lớn đôi phần Có khi bị lẫn bé cần chú tâm.

Chữ “m, M”

Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa.

Chữ “n, N”

Nu na nu nống Cái bống nằm trong Con ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật…

Chữ “p, P”

Hì hà hì hụi Phát bụi phát bờ Cho lau phất cờ Cho trâu ra trận.

Chữ “q, Q”

Quặc quặc quạc quạc Con vịt con vạc Có thương em tao Thì lội xuống ao Bắt ba con ốc.

Chữ “r, R”

Chữ rờ uốn lưỡi còn rung Viết dễ đọc khó vô cùng bé ơi Đọc mãi lưỡi đã mỏi rồi Bé vẫn cố gắng chưa thôi đánh vần.

Chữ “o, ô, ơ”

Chữ O quá giống quả nho Nếu mà đội mũ chữ Ô sẽ thành Thêm râu biến đổi thật nhanh Chữ O thoắt cái hoá thành chữ Ơ.

Chữ “u, U”

Chữ U học chẳng khó gì Chữ nờ lộn ngược bé ghi nhớ rồi Chữ hoa cũng thế mà thôi Cũng nờ lộn ngược dễ thôi bé cười.

Chữ “ư, Ư”

Chữ u thêm ngoắc là ư Bé luôn nhớ kỹ kể từ hôm nay.

Chữ “s, S”

Chữ sờ này nặng khó ghê Khó nhớ khó đọc chẳng mê chút nào Lại hay đọc lẫn biết bao Bé phải tập mãi khó sao chữ sờ.

Chữ “x, X”

Xờ này xờ nhẹ bé ơi Nếu nhầm chắc chắn bị cười bị chê Bé biết nên bé say mê Luyện nghe và đọc khi về chẳng quên.

Chữ “t, T”

Tên tờ có lúc là tê Tiếng việt thật khó bé về hỏi cha Tờ Tê một chữ thôi mà Bé chịu khó đọc dăm ba lần vào.

Chữ “v, V”

Chữ vờ tên của chữ vê Viết đọc đều dễ bé về khoe ông Việt Nam đất nước tiên rồng Vẻ vang thế giới nhờ công học hành.

Chữ “y, Y”

I-cờ-rét tên giống tây I dài tên của ngày nay thường dùng Chữ i này lạ vô cùng Dài-tay; tai-ngắn không chung một từ.

Giờ đây, bé có thể dễ dàng học thuộc và nhớ bảng chữ cái. Môi trường lớp học với bạn bè và thầy cô cũng sẽ giúp bé phần nào trong việc học chữ, vì bé có thể vừa vui chơi, vừa trò chuyện và có thể làm bất kỳ điều gì. Ngoài thời gian ở trường mầm non, các bé cũng cần được dạy ở nhà để củng cố và nhanh chóng nhớ hết những gì đã được học ở lớp.

Các bậc phụ huynh có thể bỏ ra một chút thời gian nghỉ trưa, lên Google tìm kiếm những cách dạy bảng chữ cái cho bé, tìm kiếm những bài thơ, bài vè về bảng chữ cái. Sau đó, dành một chút thời gian tối, ngồi trò chuyện với bé, dạy thêm cho bé về bảng chữ cái bằng những gì đã tìm hiểu được. Hãy để bé yêu của mình học tập ngay từ khi còn nhỏ, có như vậy mới có thể nhanh nhẹn và không thụ động khi đến tuổi đi học.

Những click chuột đều không tính phí; do đó, hãy là những người cha người mẹ biết nghĩ cho tương lai của con mình. Bạn cầ tìm hiểu thật nhiều từ những trang web hữu ích, dành nhiều thời gian vừa học vừa chơi với con, mua cho bé những công cụ hữu ích cho trí tuệ: bảng chữ cái thường hoặc có nhạc, que tính, đồ chơi trí tuệ,…Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho những chủ nhân tương lai của đất nước.

1