Xem thêm

Bảng Tin NQH IELTS: Thần Chú Ghi Nhớ Cách Phát Âm S, ES, ED Không Sợ Sai

Trong tiếng Anh, cách phát âm s, es, ed là một trong những yếu tố cơ bản nhất để người nghe hiểu rõ ý bạn đang nói. Tuy nhiên, đa số người học tiếng Anh...

Trong tiếng Anh, cách phát âm s, es, ed là một trong những yếu tố cơ bản nhất để người nghe hiểu rõ ý bạn đang nói. Tuy nhiên, đa số người học tiếng Anh ở Việt Nam thường mắc lỗi khi phát âm s, es, ed, đặc biệt là trong phần trắc nghiệm phát âm. Vì vậy, hôm nay NQH IELTS sẽ giới thiệu cho các bạn Thần Chú ghi nhớ cách phát âm s, es, ed để giúp bạn phát âm chính xác hơn.

I. Âm hữu thanh và âm vô thanh trong cách phát âm s, es, ed

1. Âm hữu thanh (Voiced sound)

Âm hữu thanh là âm làm rung dây thanh quản khi phát âm. Bạn có thể cảm nhận bằng cách đặt nhẹ ngón tay lên cổ họng và phát âm từ "this". Các phụ âm hữu thanh trong tiếng Anh bao gồm: /b/, /d/, /g/, /δ/, /ʒ/, /dʒ/, /m/, /n/, /ng/, /l/, /r/, /y/, /w/, /v/ và /z/.

2. Âm vô thanh (Unvoiced sound)

Âm vô thanh không làm rung dây thanh quản khi phát âm. Khi phát âm những âm này, bạn sẽ tạo ra tiếng xì hoặc tiếng gió và âm thanh được bật ra hoàn toàn bằng hơi từ miệng. Các phụ âm vô thanh trong tiếng Anh bao gồm: /p/, /k/, /f/, /t/, /s/, /θ/, /ʃ/, /tʃ/, /h/.

II. Quy tắc phát âm s, es

Thần Chú Ghi Nhớ Cách Phát Âm s, es, ed Không Sợ Sai

1. Phát âm /s/

Các âm vô thanh sau đây: /θ/, /f/, /k/, /p/, /t/ và sau đuôi ký tự: -th, -f, -k, -p, -t ⇒ bạn có thể đọc câu thần chú "thời fong kiến phương tây" để dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

Ví dụ:

  • Hats /hæts/: mũ
  • Walks /wכks/: đi bộ
  • Maps /mæps/: bản đồ
  • Months /mʌnθs/: tháng

2. Phát âm /iz/

Tận cùng là các phụ âm gió sau: /s/, /z/, /∫/, /t∫/, /dʒ/, /ʒ/ và các chữ cái đuôi: -sh, -ce, -s, -ss, -z, -ge, -ch, -x...

Câu thần chú cho cách phát âm /iz/ là: "sao giặc chẳng sợ gió giông"

Ví dụ:

  • Kisses /kisiz/: nụ hôn
  • Prizes /praɪziz/: giải thưởng
  • Wishes /wɪʃiz/: mong muốn
  • Witches /wɪtʃiz/: phù thủy

3. Phát âm /z/

Bao gồm những trường hợp còn lại.

Ví dụ:

  • Sees /siːz/: nhìn
  • Ends /endz/: kết thúc
  • Bags /bæɡz/: túi
  • Pens /penz/: bút mực

4. Trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp này, bạn cần xem trong từ điển và để ý phiên âm của từ để tránh nhầm lẫn với chữ cái cuối cùng của từ.

Ví dụ:

  • Dislike - phát âm là /dɪˈslaɪks/ ⇒ âm tiết cuối là /k/ ⇒ phát âm là /dɪˈslaɪks/.

III. Quy tắc phát âm ed

Thần Chú Ghi Nhớ Cách Phát Âm s, es, ed Không Sợ Sai

1. Phát âm /id/

Đây là trường hợp ngắn và dễ ghi nhớ nhất bao gồm các động từ phát âm cuối là /t/ và /d/. Ghi nhớ bằng câu thần chú "thể dục" nhé.

Ví dụ:

  • Decided /dɪˈsaɪdɪd/: quyết định
  • Wanted /ˈwɒn.tɪd/: muốn

2. Phát âm /t/

Bao gồm các động từ phát âm cuối là /k/, /s/, /ʃ/, /f/, /tʃ/, /θ/, /p/ - những từ có ký tự cuối cùng là -k, -s, -sh, -f, -ch, -th, -p. Đọc thần chú "khi sang shông fải chờ thu phí" để dễ nhớ nhé.

Ví dụ:

  • Looked /lʊkt/: nhìn
  • Kissed /kɪst/: hôn
  • Matched /mætʃt/: phù hợp
  • Washed /wɑːʃt/: rửa sạch

3. Phát âm /d/

Bao gồm những trường hợp còn lại.

Ví dụ:

  • Played /pleɪd/: chơi
  • Learned /lɜːnd/: đã học
  • Damaged /ˈdæm.ɪdʒd/: bị hư hại
  • Used /juːzd/: đã sử dụng

4. Một số lưu ý nhỏ

Nếu bạn dễ nhầm lẫn giữa tính từ đuôi “ed” với đuôi “ing”, NQH IELTS sẽ chỉ bạn một mẹo nhỏ để không còn sai nữa. Đối với tính từ đuôi “ed”, chúng ta dùng để miêu tả cảm xúc của con người. Ví dụ: bored (cảm thấy chán), tired (cảm thấy mệt)... Đối với tính từ đuôi “ing”, chúng ta dùng để diễn tả cách con người cảm nhận về sự vật. Ví dụ: This movie makes me feel boring (bộ phim này khiến tôi cảm thấy chán).

IV. Tổng kết

Trên đây là Thần Chú Ghi Nhớ Cách Phát Âm s, es, ed để giúp bạn ôn luyện tiếng Anh hiệu quả. Khi học từ vựng mới, luôn tra từ điển để tránh nhầm lẫn và đọc sai. Chúc bạn ôn luyện tốt!

1